Chú đại bi 3 biến là gì? Khi nào nên tụng? Cách niệm

Chú Đại Bi 3 biến là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều Phật tử khi vừa biết đến Chú Đại Bi. Trong bài viết này, phatquang.vn sẽ giải nghĩa cho các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như khi nào tụng niệm Chú Đại Bi 3 biến là phù hợp nhất.  

chu-dai-bi-3-bien

Chú Đại Bi 3 biến là gì?

Chú Đại Bi thường được gọi là thần chú, linh chú đại bi. Bởi vì bất cứ ai tin và hành trì thần chú này một cách thành tâm thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm. Thần chú này được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm và được chư Phật ấn chứng. Chú Đại Bi còn có nhiều tên gọi khác như: Vô ngại Đại Bi, Diên Thọ Đà la ni, Diệt ác thú Đà la ni, Mãn nguyện Đà la ni, Quảng đại Viên mãn, Cứu khổ Đà la ni…

Bài Chú Đại Bi gồm có 84 câu. Mỗi biến là một lần đọc nguyên bài chú. Do đó, Chú Đại Bi 3 biến đồng nghĩa với việc bạn lặp đi lặp lại bài kinh trong 3 lần.

Khi nào nên tụng Chú Đại Bi 3 biến

Thường thì Chú Đại Bi 3 biến được các Phật tử tụng tại gia khi không có quá nhiều thời gian, điều kiện không cho phép. Vốn dĩ đọc bao nhiêu lần là tùy hỷ của mỗi người. Không quan trọng bạn đọc nhiều hay đọc ít, nhưng khi đọc phải có lòng thành, tin tưởng và phát tâm đại bi thì bạn mới có thể nhận được nhiều phước đức và công đức.

Trẻ con niệm Chú Đại Bi rất tốt, phụ huynh nên dạy cho các cháu đến bàn Phật để cùng trì niệm, nhưng tốt nhất chỉ niệm Chú Đại Bi từ 1 – 3 biến. Ngoài giờ trì niệm Chú Đại Bi, đến giờ học thì để cho các cháu học tập và làm việc theo thời dụng biểu của gia đình. Mỗi lần làm một việc, không nên cho các cháu làm hai việc cùng một lúc sẽ khiến cháu dễ bị phân tâm, rối mù lên và không còn thông minh nữa!

Lưu ý là không nên trì trú khi đang đi xe, làm việc nhà, vào cơ quan, vào nơi công cộng, vào toilet… vì như vậy là tạp niệm. Tốt hơn hết là lúc đó bạn chỉ cần “biết đến việc làm của mình” là “chánh niệm”.

Cách niệm Chú Đại Bi 3 biến

Phương pháp tụng niệm Chú Đại Bi đã được giải thích rõ trong Kinh, Phật tử chỉ cần y theo đó mà thực hành thì không sợ bị lạc lối, thiện căn ngày càng tăng trưởng.

niem-chu-dai-bi-3-bien

Bắt đầu tụng niệm Chú Đại Bi 3 biến

Trước khi trì tụng Chú Đại Bi 3 biến, quý Phật tử phải vệ sinh thân thể sạch sẽ. Để tâm được yên tĩnh. Nếu quý Phật tử đang có suy nghĩ hận thù, yêu ghét, khó chịu, lo lắng hay suy nghĩ về ai đó hay điều gì đó thì trước  trì tụng cũng nên thả lỏng cơ thể và xả bỏ hết những suy tư trong đầu. Phương pháp thả lỏng tâm hồn rất dễ, quý Phật tử chỉ cần chú ý đến chỗ đang căng thẳng, chỗ đang yêu ghét giận hờn… thả nó ra, buông nó ra thì tự nhiên tâm được thả lỏng. Chỉ khi đã thấy được chỗ tĩnh lặng trong tâm rồi thì hãy bắt đầu trì tụng.

Tụng Chú Đại Bi 3 biến

Phương pháp tụng Chú Đại Bi 3 biến

Có nhiều cách niệm kinh Phật nói chung và tụng Chú Đại Bi nói riêng, mỗi người có thể tự chọn cho mình cách tụng phù hợp nhất. Có 3 phương pháp tụng chú cơ bản sau:

  • Đọc rõ thành tiếng một cách rõ ràng và từ tốn. Khi đọc phải chú tâm vào âm thanh của chú, đừng để cho những suy nghĩ trong đầu kịp khởi lên. Với cách đọc này thì âm thanh ở bên ngoài, dùng tai để nghe, dùng tâm để trụ.
  • Đọc nhép miệng hoặc âm rất nhỏ (chỉ người đọc nghe được). Với cách đọc này thì âm thanh của chú nằm ở trong đầu, dùng tâm để trụ nhưng hơi miệng thì thoát ra ngoài.
  • Đọc thầm trong tâm. Đây là một cách đọc khó vì dễ bị tư tưởng xen tạp, dễ bị phân tâm. Quý Phật tử khi trì tụng Chú Đại Bi bằng cách này cần nên trụ vào âm thanh của chú trong đầu, tư tưởng khởi lên thì dùng tâm trụ trở lại âm thanh. Chỉ trụ nơi này, không duyên trụ nơi khác.

Bài Kinh Chú Đại Bi 3 biến

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô yết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha. (3 lần)

Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật. (3 lần)

(Lặp lại bài chú thêm 2 lần).

Trên đây là hướng dẫn cách trì tụng Chú Đại Bi 3 biến ngay tại nhà, mong quý Phật tử thực hành đúng chánh pháp, phát huy Phật tính để tích được lợi ích quảng đại và tìm tới sự an lạc trong tâm hồn.

Top 15 Nhà Sư Việt Nam Nổi Tiếng Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất Hiện nay

>>Xem thêm các video:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Phật Quang
Logo
Shopping cart